26/03/2025 - 9:43 AMAdmin 121 Lượt xem

Hàng tồn kho không đơn thuần là những sản phẩm được lưu giữ trong kho mà còn là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng và chiến lược kinh doanh tổng thể. Việc hiểu rõ khái niệm và cách phân loại hàng tồn kho chính xác sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, giảm thiểu chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ. Bài viết này sẽ giải thích chi tiết về hàng tồn kho, cách phân loại và tính giá hàng tồn kho phổ biến để doanh nghiệp quản lý kho bãi một cách hiệu quả và bền vững.

Hàng tồn kho là gì?

Hàng tồn kho là các loại hàng hóa, nguyên liệu, hoặc sản phẩm được lưu giữ trong kho hàng của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Đây là một phần quan trọng trong hệ thống quản lý chuỗi cung ứng và đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ. Các loại hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu thô, bán thành phẩm, và thành phẩm đã hoàn thiện, sẵn sàng để bán ra thị trường​.

Hàng tồn kho là gì?

Hàng tồn kho là gì ?

Cách phân loại hàng tồn kho

Phân loại hàng tồn kho theo công dụng

Phân loại hàng tồn kho theo công dụng giúp doanh nghiệp quản lý tốt hàng hóa dựa trên vai trò và mục đích sử dụng trong quy trình sản xuất. Các loại hàng tồn kho chính bao gồm:

Nguyên liệu và vật liệu

Nguyên vật liệu là các thành phần cơ bản được sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Loại hàng tồn kho này bao gồm các nguyên liệu thô như kim loại, gỗ, nhựa, hóa chất và các vật liệu phụ trợ khác. 

Việc duy trì một lượng nguyên liệu đủ dùng là rất quan trọng, bởi nó giúp doanh nghiệp đảm bảo liên tục trong sản xuất, tránh tình trạng gián đoạn khi thiếu hụt nguyên liệu. Hơn nữa, việc dự trữ nguyên liệu còn giúp doanh nghiệp đối phó với những biến động về giá cả trên thị trường.​ 

Bán thành phẩm

Là các sản phẩm đã được xử lý qua một số giai đoạn của quy trình sản xuất nhưng chưa hoàn thiện. Đây có thể là những chi tiết, bộ phận đã được gia công nhưng cần được lắp ráp hoặc hoàn thiện thêm để trở thành sản phẩm cuối cùng, do đó sẽ được giữ trong kho để tiếp tục xử lý hoặc lắp ráp khi cần thiết

Thành phẩm

Thành phẩm là những sản phẩm đã hoàn thành toàn bộ các công đoạn sản xuất, đã qua kiểm tra chất lượng và sẵn sàng để bán ra thị trường. Đây là loại hàng tồn kho có giá trị cao nhất, thể hiện kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất và có thể được bán trực tiếp cho khách hàng. 

Phân loại hàng tồn kho theo nguồn gốc xuất xứ

Dựa trên nguồn gốc xuất xứ, doanh nghiệp có thể phân loại hàng tồn kho theo các tiêu chí dưới đây:

Hàng tồn kho mua từ bên ngoài

Đây là những hàng hóa hoặc nguyên liệu mà doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp bên ngoài. Loại hàng tồn kho này có thể bao gồm nguyên liệu thô, linh kiện hoặc các sản phẩm hoàn chỉnh được mua để bán lại hoặc sử dụng trong quá trình sản xuất. đối với loại hàng này đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo các sản phẩm nhập kho đều đạt tiêu chuẩn.

Hàng tồn kho tự sản xuất

Hàng tồn kho tự sản xuất là các sản phẩm mà doanh nghiệp đã tự gia công, lắp ráp và hoàn thiện theo quy trình sản xuất riêng của mình. 

Việc quản lý hàng tồn kho tự sản xuất cần chú trọng đến việc kiểm tra chất lượng trong từng giai đoạn sản xuất và đảm bảo các sản phẩm hoàn thiện đều đáp ứng yêu cầu chất lượng trước khi đưa vào lưu kho hoặc phân phối

Hàng tồn kho có nguồn gốc khác

Đây có thể là hàng hóa trả lại từ khách hàng, hàng hóa được tặng hoặc hàng hóa từ các nguồn khác như đấu giá hay thanh lý.

Có 3 cách phân loại hàng tồn kho

Có 3 cách phân loại hàng tồn kho

Phân loại hàng tồn kho theo nhu cầu sử dụng

Quản lý tốt các loại hàng tồn kho theo nhu cầu sử dụng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, sử dụng hiệu quả tài nguyên và không gian lưu trữ, đồng thời tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường.

Hàng hóa dùng cho sản xuất kinh doanh

Hàng tồn kho dùng để kinh doanh là các sản phẩm, thành phẩm hoặc nguyên liệu được lưu trữ để bán trực tiếp hoặc sử dụng trong quá trình sản xuất. Loại hàng này chính là trọng tâm của hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp duy trì lượng cung ổn định, tránh tình trạng thiếu hụt hàng hóa và đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường.

Hàng tồn kho dự phòng

Đây là các sản phẩm hoặc nguyên liệu được lưu trữ để đối phó với các tình huống không mong muốn như gián đoạn trong chuỗi cung ứng, biến động giá cả hoặc nhu cầu tăng đột biến. Duy trì một lượng hàng tồn kho dự phòng giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc xử lý rủi ro, đảm bảo hoạt động sản xuất và kinh doanh không bị gián đoạn.

Hàng tồn kho không được dùng

Các sản phẩm hoặc nguyên liệu không còn phù hợp hoặc không cần thiết cho hoạt động kinh doanh được xếp vào nhóm hàng tồn kho không được dùng. Các loại hàng hóa này thường lỗi thời, có lỗi hư hỏng hoặc không còn còn nhu cầu trên thị trường.

>>> Xem thêm: Phương pháp xử lý hàng tồn kho tối ưu nhất.

Lợi ích của việc phân loại hàng tồn kho

Biết được vị trí của hàng hóa đang được lưu trữ trên kệ chứa hàng, xác định được số lượng của từng loại hàng hóa trong kho, từ đó giảm thiểu thời gian tìm kiếm và xử lý đơn hàng. 

Nắm rõ số lượng và tình trạng của từng loại hàng tồn kho sẽ có thể điều chỉnh lượng hàng lưu trữ phù hợp, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt. 

Tiết kiệm các khoản chi phí lưu kho không cần thiết, đặc biệt là chi phí liên quan đến việc bảo quản hàng hóa hoặc thuê kho bãi bổ sung.

Linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất và kinh doanh, nhanh chóng phản ứng trước những thay đổi của thị trường hoặc nhu cầu của khách hàng​.

Doanh nghiệp có thể phát hiện sớm các sản phẩm hư hỏng hoặc lỗi thời để kịp thời xử lý. Nhờ đó nâng cao sự hài lòng của khách hàng khi cung cấp những sản phẩm và dịch vụ chất lượng.

3 cách tính giá hàng tồn kho

Hiện nay, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 02, có bốn phương pháp tính giá trị hàng tồn kho. Tuy nhiên, theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC, phương pháp Nhập sau - Xuất trước (LIFO) đã bị loại bỏ. Vì vậy, hiện nay doanh nghiệp thường áp dụng ba phương pháp còn lại: Giá đích danh, Bình quân gia quyền và Nhập trước - Xuất trước (FIFO).

Phương pháp giá đích danh

Phương pháp giá đích danh chỉ nên áp dụng cho doanh nghiệp có ít sản phẩm hoặc hàng hóa đã có mức độ nhận diện rõ ràng. Khi xuất kho, giá trị của hàng hóa được xác định dựa trên giá nhập kho thực tế của từng lô hàng.

 Phương pháp giá đích danh chỉ nên áp dụng cho doanh nghiệp có ít sản phẩm  

Tính giá theo phương pháp đích danh

Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng giá trị cao và hay có những biến động về giá.

Công thức tính:

Giá trị tồn kho cuối kỳ = Giá trị tồn kho đầu kỳ + Giá trị nhập kho trong kỳ - Giá trị xuất kho theo giá đích danh

Ưu điểm:

- Phản ánh chính xác giá trị  thực tế hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán.

- Đảm bảo nguyên tắc phù hợp của kế toán ở mức độ cao nhất và giúp kế toán dễ dàng tổng hợp chi phí giá vốn ở bất kỳ thời điểm nào.

- Cung cấp thông tin hữu ích để phân tích chi tiết doanh thu, chi phí theo đơn hàng hoặc dự án và đưa ra quyết định kinh doanh một cách nhanh và chính xác.

Nhược điểm:

- Kế toán mất khá nhiều thời gian để có thể ghi chú chi tiết và theo dõi lô hàng.

- Nguy cơ xuất sai hàng và thời gian xuất có thể bị kéo dài nếu không có quy định rõ ràng về nhận diện.

- Gặp khó khăn khi thay đổi kế hoạch xuất hàng đột xuất hoặc sử dụng hàng hóa cho mục đích khác với kế hoạch đề ra ban đầu.

Phương pháp bình quân gia quyền

Phương pháp bình quân gia quyền hay còn gọi là cào bằng đơn giá tính giá trị hàng tồn kho dựa trên giá trị trung bình của hàng tồn đầu kỳ và giá trị của hàng được mua hoặc sản xuất trong kỳ.

Công thức tính giá theo bình quân gia quyền

Công thức binh quân gia quyền tính giá

Giá trị trung bình sẽ được tính theo từng ký hoặc theo mỗi lô hàng được nhập vào. Phương pháp này chia thành hai loại:

a. Bình quân gia quyền cuối kỳ

Bình quân gia quyền cuối kỳ còn gọi là bình quân cả kỳ dự trữ, phương pháp này tính giá trị hàng tồn kho được được xuất vào cuối kỳ lưu kho. Với những doanh nghiệp có kỳ kế toán hàng ngắn, hàng tồn kho ít biến động về giá và không cần giá trị xuất kho tại thời điểm kế toán có thể áp dụng phương pháp này.

Công thức tính:

Đơn giá bình quân = (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ)

Ưu điểm:

- Chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ, dễ thực hiện và đơn giản quá trình.

Nhược điểm:

- Không phản ánh chính xác giá trị hàng tồn kho tại từng thời điểm khác nhau

- Thông tin kế toán không được cập nhật liên tục.

b. Bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập

Bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hay bình quân tức thời, đối với phương pháp này thì cần cập nhật giá trị tồn kho và đơn giá sau mỗi lần nhập hàng. Thường được sử dụng trong doanh nghiệp với ít mã hàng tồn, tần suất xuất và biến động về số lượng hàng nhập phải thấp.

tính giá theo phương thức nhập trước xuất trước

Phương pháp tính giá nhập trước xuất trước

Công thức tính:

Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập = (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trước lần xuất thứ n) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trước lần xuất thứ n)

Ưu điểm: Cập nhật giá trị hàng tồn kho kịp thời và nâng cao sự chính xác.

Nhược điểm: Tốn nhiều công sức, nhân lực vì phải tính toán một cách liên tục.

Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

FIFO giả định rằng hàng nhập trước sẽ được xuất trước, và hàng tồn kho cuối kỳ là những hàng nhập sau cùng.

Công thức tính:

- Giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập đầu tiên.

- Hàng tồn kho cuối kỳ là những lô hàng nhập gần cuối kỳ.

Ưu điểm:

- Phù hợp với hàng hóa có hạn sử dụng ngắn hoặc dễ hư hỏng.

- Phản ánh chính xác giá trị hàng tồn kho trên báo cáo tài chính.

Nhược điểm:

- Doanh thu hiện tại có thể không phù hợp với chi phí hiện tại.

- Tăng khối lượng công việc kế toán nếu có nhiều giao dịch nhập xuất.

Quản lý hàng tồn kho hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, nâng cao năng suất và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Việc áp dụng đúng phương pháp phân loại và tính giá hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp duy trì nguồn lực hợp lý, giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận.

Tại Au Viet Rack, chúng tôi không chỉ cung cấp các kệ chứa hàng giúp lưu trữ kho hàng tối ưu, hiện đại. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về giá kệ kho hàng, kệ chứa hàng, pallet,... hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tận tình nhất!

 

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ ÂU VIỆT

Địa chỉ: 2024-2026-2028 Quốc Lộ 1A, Thị Trấn Tân Túc, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0933 733 011 - 0939 232 988

Website: auvietrack.com - auvietrack.net

Au Viet Rack xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

 
Tin liên quan

Kho thương mại điện tử (e Commerce Warehouse) là gì? Quy trình vận hành kho chi tiết Kho thương mại điện tử (e Commerce Warehouse) là gì? Quy trình vận hành kho chi tiết
Kho thương mại điện tử (eCommerce Warehouse) là gì? Quy trình vận hành kho TMĐT diễn ra như thế nào để đảm bảo đơn hàng được xử lý nhanh chóng và chính xác?...

Giá kệ sắt V lỗ Cần Thơ mới nhất năm 2025 Giá kệ sắt V lỗ Cần Thơ mới nhất năm 2025
Tham khảo báo giá kệ sắt V lỗ Cần Thơ mới nhất 2025. Cấu tạo chi tiết, thông số kỹ thuật, mẫu mã phổ biến và lý do nên chọn Au Viet Rack.

Kệ Drive Through là gì? So sánh Kệ Drive In và Drive Through Kệ Drive Through là gì? So sánh Kệ Drive In và Drive Through
Tìm hiểu kệ Drive Through là gì, cấu tạo, ưu nhược điểm và so sánh chi tiết với kệ Drive In. Lựa chọn giải pháp lưu trữ kho hàng tối ưu cùng Au Viet Rack.

Kho lạnh bảo quản thực phẩm– Bí quyết giữ hàng hóa tươi lâu, hạn chế hư hỏng Kho lạnh bảo quản thực phẩm– Bí quyết giữ hàng hóa tươi lâu, hạn chế hư hỏng
Trong quá trình bảo quản và phân phối thực phẩm, việc giữ cho hàng hóa luôn tươi ngon, hạn chế hư hỏng là bài toán quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Kho lạnh...

Just in Time (JIT) – Chiến lược quản lý sản xuất hiệu quả Just in Time (JIT) – Chiến lược quản lý sản xuất hiệu quả
Just in Time (JIT) là một chiến lược quản lý sản xuất nhằm giảm thiểu tồn kho và tối ưu hóa quy trình sản xuất bằng cách cung cấp nguyên vật liệu đúng lúc...

Top 10 đơn vị sơn tĩnh điện TPHCM tốt nhất 2025 Top 10 đơn vị sơn tĩnh điện TPHCM tốt nhất 2025
Tổng hợp Top 10 đơn vị sơn tĩnh điện TPHCM uy tín nhất 2025. Dịch vụ chất lượng cao, giá hợp lý, phù hợp cho mọi nhu cầu gia công cơ khí và sản xuất công n...

Sắt V lỗ là gì? Ứng dụng sắt v lỗ tối ưu cho mọi doanh nghiệp Sắt V lỗ là gì? Ứng dụng sắt v lỗ tối ưu cho mọi doanh nghiệp
Sắt V lỗ là vật liệu thép hình chữ V có đục lỗ sẵn, giúp dễ dàng lắp ráp. Với tính linh hoạt, độ bền cao, đây được xem là lựa chọn tối ưu cho mọi doanh...

ISO là gì? Tổng hợp 7 tiêu chuẩn ISO phổ biến nhất tại Việt Nam ISO là gì? Tổng hợp 7 tiêu chuẩn ISO phổ biến nhất tại Việt Nam
ISO là gì? Đây là câu hỏi quen thuộc với nhiều doanh nghiệp đang hướng tới sự chuyên nghiệp và phát triển bền vững. ISO không chỉ là tiêu chuẩn quốc tế mà...

5 Phương pháp quản lý chuỗi cung ứng trong thời đại công nghệ 4.0 5 Phương pháp quản lý chuỗi cung ứng trong thời đại công nghệ 4.0
Trong bối cảnh công nghệ 4.0 bùng nổ, việc quản lý chuỗi cung ứng không còn dừng lại ở mô hình truyền thống. Bài viết này sẽ giới thiệu 5 phương pháp quản...

Kệ Push Back là gì? Cấu tạo, thông số kỹ thuật và ưu điểm nổi bật cần biết Kệ Push Back là gì? Cấu tạo, thông số kỹ thuật và ưu điểm nổi bật cần biết
Kệ push back là gì, có những đặc điểm nào nổi bật và khi nào nên sử dụng loại kệ này? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.


Liên hệ
Về đầu trang