09/04/2025 - 7:52 AMAdmin 82 Lượt xem

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kho bảo thuế đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu dòng tiền và quản lý nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp. Bài viết này giúp bạn hiểu rõ kho bảo thuế là gì, các loại hàng hóa liên quan, thủ tục cần thiết và sự khác biệt giữa kho bảo thuế và kho ngoại quan.

Kho bảo thuế là gì?

Kho bảo thuế (Bonded factory) đây là nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế, nhằm phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu cho chính doanh nghiệp sở hữu kho.

Loại kho hàng này thường do các doanh nghiệp xuất khẩu lớn hoặc có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện xây dựng. Tuy nhiên, việc thành lập cần xin phép, chịu sự giám sát của cơ quan hải quan và phải bỏ ra chi phí tương đối lớn.

Kho bảo thuế giúp doanh nghiệp tạm hoãn nộp thuế, tối ưu dòng tiền và đảm bảo nguyên liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu.

Kho bảo thuế

Kho bảo thuế là gì?

Những loại hàng hóa thường được đưa vào kho bảo thuế

Hàng hóa trong kho bảo thuế chủ yếu là nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp nhập khẩu nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ thuế. Những mặt hàng này được sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu.

Những mặt hàng trong kho bảo thuế

Những mặt hàng trong kho bảo thuế

Không có quy định cứng về chủng loại hàng hóa, những mặt hàng được phép kinh doanh theo pháp luật và phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp. Tùy theo lĩnh vực sản xuất, hàng hóa có thể rất đa dạng, từ linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu dệt may, đến bao bì, hóa chất.

Những thủ tục liên quan đến kho bảo thuế

Thủ tục hải quan với hàng hóa đưa vào kho bảo thuế

Về cơ bản, quy trình làm thủ tục hải quan với hàng hóa nhập kho bảo thuế tương tự với việc nhập hàng hóa thông thường, tuy nhiên doanh nghiệp không cần nộp thuế ngay tại thời điểm nhập kho. Quy trình bao gồm các bước chính sau:

- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng từ hàng hóa

- Khai báo hải quan và nộp tờ khai

- Chờ kết quả phân luồng kiểm tra

- Thực hiện thông quan hàng hóa

Lưu ý, dù chưa nộp thuế, hàng hóa nhập kho bảo thuế vẫn phải đáp ứng đầy đủ quy chuẩn như hàng nhập khẩu thông thường. Cần có đầy đủ thông tin về đơn hàng như tên hàng, số lượng, chủng loại, đặc điểm... và đảm bảo thông tin cập nhật chính xác, đúng quy định để cơ quan hải quan tiện theo dõi, quản lý.

>>> Xem thêm: 8 ý tưởng sắp xếp kho hàng hiệu quả

Những thủ tục hải quan cho kho bảo thuế

Thủ tục hải quan với hàng hóa đưa vào kho bảo thuế

Thủ tục thành lập kho bảo thuế

Theo nghị định 154/2005/NĐ-CP, một số yêu cầu cơ bản để được phép xây dựng và vận hành kho bảo thuế, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định pháp luật

- Không thuộc diện bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế

- Có đầy đủ hệ thống sổ sách, chứng từ để theo dõi hoạt động xuất – nhập hàng

- Kho bảo thuế phải nằm trong khu vực nhà máy, thuận tiện cho việc giám sát của hải quan nhất.

Việc thành lập, gia hạn, tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động của kho bảo thuế sẽ do Tổng cục Hải quan xem xét và quyết định. Sau khi được cấp phép hoạt động, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan hải quan trong công tác kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.

Kho bảo thuế và kho ngoại quan khác nhau như thế nào?

Tiêu chí
 
Kho bảo thuế
 
Kho ngoại quan
 

Mục đích sử dụng  

Lưu giữ nguyên vật liệu, vật tư nhập khẩu chưa nộp thuế để sản xuất hàng xuất khẩu.

Tạm lưu giữ hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nội địa chờ xuất khẩu, không phải nộp thuế ngay.

Đối tượng sử dụng  

Doanh nghiệp tự xây dựng và chỉ phục vụ cho chính doanh nghiệp đó.  

Chủ hàng hoặc doanh nghiệp thuê kho để lưu giữ, trung chuyển hàng hóa. 

Loại hàng hóa lưu trữ 

Chủ yếu là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu.

Đa dạng, có thể là hàng nhập, hàng chờ xuất, hàng quá cảnh hoặc trung chuyển.

Thủ tục hải quan  

Thực hiện thủ tục tương tự hàng nhập khẩu, nhưng chưa cần nộp thuế ngay.

Phải làm thủ tục tạm nhập – tái xuất, hoặc xuất khẩu theo đúng quy định của hải quan.

Hoạt động được phép thực hiện

Chỉ dùng để sản xuất hàng xuất khẩu, không được kinh doanh hàng hóa 

Có thể phân loại, đóng gói, chia tách, bảo dưỡng, chuyển quyền sở hữu trong thời gian lưu kho. 

Giám sát của hải quan 

Giám sát chặt chẽ về số lượng, mục đích sử dụng và báo cáo định kỳ.

Giám sát từ lúc hàng nhập kho đến khi hàng rời khỏi kho, tùy theo từng loại hình.

Thuận lợi chính 

Giúp hoãn nộp thuế, chủ động lưu kho nguyên liệu sản xuất lâu dài.

Linh hoạt trong lưu giữ và phân phối hàng hóa quốc tế, giảm chi phí logistics.

Khó khăn 

Thủ tục xin thành lập kho phức tạp, chi phí cao, phải báo cáo định kỳ.

Quản lý nghiêm ngặt, hàng lưu kho quá hạn sẽ bị xử lý, không được tái nhập hàng buộc tái xuất.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ kho bảo thuế là gì, cũng như phân biệt được những điểm khác nhau cơ bản giữa kho bảo thuế và kho ngoại quan. Tùy theo nhu cầu hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu của từng doanh nghiệp, việc lựa chọn loại kho phù hợp sẽ giúp tối ưu chi phí, đảm bảo tính linh hoạt trong vận hành và tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Sự khác nhau giữa kho bảo thế và kho quan ngại

Kho bảo thuế và kho ngoại quan khác nhau như thế nào?

Nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp tối ưu kho bãi, hệ thống giá kệ lưu trữ chuyên nghiệp, hoặc cần tư vấn thêm về quy trình xây dựng kho bảo thuế – hãy liên hệ ngay với Au Viet Rack. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gia công, thiết kế và thi công hệ thống kho bãi, giá kệ công nghiệp, chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn quốc.

>>> Xem thêm: Kho ngoại quan là gì?

 

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ ÂU VIỆT

Địa chỉ: 2024-2026-2028 Quốc Lộ 1A, Thị Trấn Tân Túc, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0933 733 011 

Website: auvietrack.net

Au Viet Rack xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

Tin liên quan

Kho thương mại điện tử (e Commerce Warehouse) là gì? Quy trình vận hành kho chi tiết Kho thương mại điện tử (e Commerce Warehouse) là gì? Quy trình vận hành kho chi tiết
Kho thương mại điện tử (eCommerce Warehouse) là gì? Quy trình vận hành kho TMĐT diễn ra như thế nào để đảm bảo đơn hàng được xử lý nhanh chóng và chính xác?...

Giá kệ sắt V lỗ Cần Thơ mới nhất năm 2025 Giá kệ sắt V lỗ Cần Thơ mới nhất năm 2025
Tham khảo báo giá kệ sắt V lỗ Cần Thơ mới nhất 2025. Cấu tạo chi tiết, thông số kỹ thuật, mẫu mã phổ biến và lý do nên chọn Au Viet Rack.

Kệ Drive Through là gì? So sánh Kệ Drive In và Drive Through Kệ Drive Through là gì? So sánh Kệ Drive In và Drive Through
Tìm hiểu kệ Drive Through là gì, cấu tạo, ưu nhược điểm và so sánh chi tiết với kệ Drive In. Lựa chọn giải pháp lưu trữ kho hàng tối ưu cùng Au Viet Rack.

Kho lạnh bảo quản thực phẩm– Bí quyết giữ hàng hóa tươi lâu, hạn chế hư hỏng Kho lạnh bảo quản thực phẩm– Bí quyết giữ hàng hóa tươi lâu, hạn chế hư hỏng
Trong quá trình bảo quản và phân phối thực phẩm, việc giữ cho hàng hóa luôn tươi ngon, hạn chế hư hỏng là bài toán quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Kho lạnh...

Just in Time (JIT) – Chiến lược quản lý sản xuất hiệu quả Just in Time (JIT) – Chiến lược quản lý sản xuất hiệu quả
Just in Time (JIT) là một chiến lược quản lý sản xuất nhằm giảm thiểu tồn kho và tối ưu hóa quy trình sản xuất bằng cách cung cấp nguyên vật liệu đúng lúc...

Top 10 đơn vị sơn tĩnh điện TPHCM tốt nhất 2025 Top 10 đơn vị sơn tĩnh điện TPHCM tốt nhất 2025
Tổng hợp Top 10 đơn vị sơn tĩnh điện TPHCM uy tín nhất 2025. Dịch vụ chất lượng cao, giá hợp lý, phù hợp cho mọi nhu cầu gia công cơ khí và sản xuất công n...

Sắt V lỗ là gì? Ứng dụng sắt v lỗ tối ưu cho mọi doanh nghiệp Sắt V lỗ là gì? Ứng dụng sắt v lỗ tối ưu cho mọi doanh nghiệp
Sắt V lỗ là vật liệu thép hình chữ V có đục lỗ sẵn, giúp dễ dàng lắp ráp. Với tính linh hoạt, độ bền cao, đây được xem là lựa chọn tối ưu cho mọi doanh...

ISO là gì? Tổng hợp 7 tiêu chuẩn ISO phổ biến nhất tại Việt Nam ISO là gì? Tổng hợp 7 tiêu chuẩn ISO phổ biến nhất tại Việt Nam
ISO là gì? Đây là câu hỏi quen thuộc với nhiều doanh nghiệp đang hướng tới sự chuyên nghiệp và phát triển bền vững. ISO không chỉ là tiêu chuẩn quốc tế mà...

5 Phương pháp quản lý chuỗi cung ứng trong thời đại công nghệ 4.0 5 Phương pháp quản lý chuỗi cung ứng trong thời đại công nghệ 4.0
Trong bối cảnh công nghệ 4.0 bùng nổ, việc quản lý chuỗi cung ứng không còn dừng lại ở mô hình truyền thống. Bài viết này sẽ giới thiệu 5 phương pháp quản...

Kệ Push Back là gì? Cấu tạo, thông số kỹ thuật và ưu điểm nổi bật cần biết Kệ Push Back là gì? Cấu tạo, thông số kỹ thuật và ưu điểm nổi bật cần biết
Kệ push back là gì, có những đặc điểm nào nổi bật và khi nào nên sử dụng loại kệ này? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.


Liên hệ
Về đầu trang