Trong bối cảnh giao thương quốc tế diễn ra ngày càng sôi động, các kho hàng logistics với tần suất hoạt động liên tục càng chú trọng đến công tác quản lý bởi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung ứng sản phẩm, chi phí lưu kho và sự hài lòng của khách hàng. Cùng tìm hiểu cách quản lý kho hàng trong logistics trong bài viết dưới đây nhé.
Quản lý kho hàng trong logistics
Quản lý kho hàng trong logistics là gì?
Trong lĩnh vực logistics, quản lý kho hàng là nhiệm vụ quan trọng bởi không chỉ là nơi lưu trữ hàng hóa, kho logistics còn là điểm liên kết các hoạt động trong chuỗi cung ứng. Quản lý kho hàng logistics là quá trình theo dõi, kiểm soát tất cả các hoạt động diễn ra trong kho như xuất nhập, kiểm kê, quản trị tồn kho với mục tiêu đảm bảo sự ổn định và liên tục khi phân phối và xuất nhập hàng hóa.
Các loại kho hàng trong logistics
-
+ Kho thành phẩm: chứa toàn bộ thành phẩm sau khi sản xuất, đây chính là nơi lưu trữ sản phẩm, điểm phân phối hàng hóa và là trung gian cho các hoạt động trao đổi, xuất nhập.
-
+ Kho vật tư : kho chứa các loại bao bì, pallet và các loại vật tư hỗ trợ cho quá trình sản xuất thành phẩm (tuy nhiên đây không phải là nơi chứa nguyên vật liệu chính).
-
+ Kho nguyên vật liệu: đây là kho hàng chứa toàn bộ những nguyên liệu để sản xuất thành phẩm cuối cùng.
Tầm quan trọng của quản trị kho hàng trong logistics
Thực hiện tốt công tác quản lý kho hàng trong logistics mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích:
-
+ Tiết kiệm chi phí trong quá trình lưu thông hàng hóa: công tác quản lý kho hàng được thực hiện tốt giúp cải thiện hiệu suất kinh doanh và giảm bớt các khoản chi phí không cần thiết.
-
+ Đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng: hàng hóa được quản lý chặt chẽ về số lượng, chủng loại giúp tránh được sự thiếu hụt, đảm bảo cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng mà không bị gián đoạn.
-
+ Giảm thiểu nguy cơ hư hỏng, tổn thất hàng hóa: khi đã có một quy trình quản trị kho hàng chuẩn, quá trình vận hành trong kho sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, đồng thời giảm tối đa các rủi ro phát sinh không mong muốn có thể gây ảnh hưởng đến hàng hóa.
-
+ Tối ưu hóa hoạt động trong kho hàng và chuỗi cung ứng: quản trị kho hàng logistics giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập vào và xuất ra, dự đoán được các vấn đề liên quan đến hoạt động trong kho và đưa ra hướng khắc phục, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm đến tay khách hàng.
-
Tối ưu quy trình quản lý kho logistics nâng cao hiệu suất vận hành kho hàng
6 bước chuẩn trong quy trình quản lý kho logistics
Nhập kho
Bước đầu tiên trong toàn bộ quy trình cần đảm bảo tiếp nhận đúng mặt hàng, đủ số lượng và đúng thời điểm. Nếu có sai sót trong quá trình nhập kho hàng hóa sẽ dẫn đến một số hệ lụy tác động đến doanh nghiệp như:
-
+ Sai loại hàng hóa: có thể gây khó khăn khi quản lý và không thể đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
-
+ Hàng hóa không đủ số lượng: tình trạng thiếu hụt có thể xảy ra nếu hàng hóa nhập vào không đủ số lượng như đã tính toán từ trước.
-
+ Tiếp nhận hàng không đúng thời điểm: có thể xảy ra trường hợp không đủ không gian để chứa hàng hóa mới nhập vào hoặc không có nhân sự kiểm soát khiến cho hàng hóa bảo quản không đúng cách dẫn đến hư hỏng.
Lưu kho
Là việc lưu trữ hàng hóa ở kho hàng trong một thời gian nhất định. Thực hiện tốt công việc ở quá trình lưu kho giúp hàng hóa được bảo quản an toàn, tạo điều kiện xuất nhập hàng thuận tiện hơn.
Doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống kệ chứa hàng công nghiệp như kệ Selective, Drive in, kệ trung tải,...để hỗ trợ bố trí và sắp xếp hàng hóa hoặc các phần mềm quản lý kho hàng giúp bảo quản an toàn và tối ưu không gian lưu trữ.
Lấy hàng
Khi có phát sinh đơn hàng, nhân viên được phân công sẽ đến kho để lấy hàng hóa. Dựa trên đơn đặt hàng, bộ phận chuẩn bị hàng cần xác định thông tin về số lượng, mã hàng, vị trí lưu trữ trong kho để nhanh chóng hoàn thành đơn hàng và bàn giao.
Xuất nhập hàng hóa trong kho hàng
Đóng gói và xuất kho
Mỗi loại sản phẩm sẽ có những tiêu chuẩn đóng gói riêng, doanh nghiệp có thể lựa chọn đa dạng vật liệu bao bì đóng gói như carton, nhựa, nhôm để phù hợp với kích thước và đặc tính sản phẩm. Đối với các mặt hàng dễ vỡ cần lưu ý chèn lót kỹ, đồng thời đặt theo đúng chiều, tránh chèn ép hàng hóa bởi có thể dẫn đến biến dạng gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Xử lý hoàn trả hàng
Trong một số trường hợp hàng hóa bị hoàn trả về kho, cần tiến hành kiểm tra và đánh giá sản phẩm bị trả lại. Dựa trên kết quả đánh giá, cần quyết định xem sản phẩm hoàn trả có thể được tái sử dụng, sửa chữa hay phải loại bỏ.
Báo cáo thống kê định kỳ
Báo cáo thống kê cung cấp thông tin về hiệu suất, tồn kho, và các chỉ số khác trong khoảng thời gian cố định. Điều này giúp doanh nghiệp nắm rõ tình hình và đưa ra những quyết định liên quan đến cải thiện, nâng cao hiệu suất hoạt động trong kho hàng.
Các phương pháp quản lý kho logistics hiệu quả
Áp dụng phần mềm quản lý kho logistics
Phần mềm quản lý giúp tự động hóa nhiều công việc trong quy trình quản trị kho hàng logistics như kiểm tra hàng tồn, theo dõi hiệu suất của kho hàng và giảm thiểu sai sót xảy ra, nhờ đó giúp giảm thất thoát và chi phí liên quan phát sinh.
Sử dụng phương pháp LIFO hoặc FIFO
-
+ FIFO (First In First Out): là phương pháp quản lý hàng hóa theo nguyên tắc hàng hóa nhập vào trước sẽ được xuất ra trước. Phương pháp FIFO phù hợp với những mặt hàng có hạn sử dụng ngắn như thực phẩm, mỹ phẩm, đồ thủ công mỹ nghệ.
-
+ LIFO (Last In First Out): là hình thức quản lý kho theo nguyên tắc hàng hóa được nhập vào thời gian gần đây sẽ được xuất ra trước, còn lại những hàng hóa lưu trữ trong kho đã được sản xuất và nhập vào từ lâu. Phương pháp này chỉ phù hợp với những mặt hàng có thể lưu trữ lâu dài hoặc ít bị giới hạn về thời gian sử dụng.
-
Sắp xếp hàng hóa trong kho hàng
Sắp xếp hàng hóa theo mã SKU
Mã SKU (Stock Keeping Unit) là một hệ thống mã số duy nhất được sử dụng để xác định từng mặt hàng hoặc sản phẩm cụ thể trong kho. Căn cứ vào mã SKU bạn có thể xác định nhanh chóng vị trí hàng hóa cần truy xuất, dễ dàng theo dõi tình trạng, số lượng hàng hóa và tối ưu thời gian xử lý công việc trong kho hàng.
>>> Xem thêm: SKU là gì? Tại sao SKU quan trọng trong quản lý kho hàng?
Phân chia hàng hóa theo từng khu vực
Sự phân chia hàng hóa theo từng khu vực mang đến sự thuận tiện khi tìm kiếm, giám sát và quản lý. Dưới đây là một số tiêu chí được áp dụng để phân chia hàng hóa:
-
+ Phân theo loại hàng hóa: đối với kho hàng chứa đa dạng chủng loại hàng hóa, bạn có thể phân chia các khu vực chứa hàng theo từng loại sản phẩm như thực phẩm, mỹ phẩm, đồ điện tử,...
-
+ Dựa trên kích thước và trọng lượng: các mặt hàng có kích thước lớn và nặng nên được lưu trữ cùng nhau tại một khu vực riêng biệt so với hàng hóa nhỏ và trọng lượng nhẹ.
-
+ Sắp xếp theo tần suất sử dụng: các loại hàng thường xuyên xuất nhập kho nên được bố trí tại các khu vực dễ tiếp cận như tầng kệ thấp, gần cửa ra vào,...để tối ưu thời gian vận hành trong nhà kho.
-
+ Ngoài ra còn có thể dựa vào tình trạng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, quy trình xử lý hoặc tiêu chuẩn riêng của doanh nghiệp để sắp xếp hàng hóa theo từng khu vực sao cho hợp lý.
Kiểm tra kho hàng thường xuyên
Việc kiểm tra nên được thực hiện định kỳ 3-6 tháng/lần bao gồm thống kê số lượng, hạn sử dụng sản phẩm, chất lượng hàng hóa, nguy cơ rủi ro để thông qua đó kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý và cải thiện quy trình quản trị kho.
Xây dựng quy trình quản lý kho hàng chuẩn
Xây dựng một quy trình quản lý kho logistics chuẩn ngay từ ban đầu là tiền đề cho các hoạt động trong kho hàng diễn ra hiệu quả và tránh nguy cơ xảy ra sai sót, thất thoát hàng hóa.
Quy trình quản lý kho chuẩn giảm thiểu thời gian cho việc tìm kiếm, kiểm tra và di chuyển hàng hóa. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và nguồn lực cho doanh nghiệp.
Thực hiện tốt quản lý kho hàng trong logistics mang đến nhiều lợi ích giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất, giảm chi phí vận hành và cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn, đồng thời là cách thức hiệu quả để duy trì sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày nay.