17/12/2024 - 4:53 PMAdmin 3326 Lượt xem

Kiểm định kệ để hàng góp phần quan trọng cho việc đảm bảo hoạt động lưu kho được diễn ra hiệu quả, an toàn. Đồng thời, nhờ có quy trình kiểm định kệ hàng chính xác, doanh nghiệp sẽ có thể giảm bớt được khá nhiều chi phí về đầu tư. Vậy làm thế nào để xây dựng quy trình kiểm định khoa học, đầy đủ các bước? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Tại sao phải kiểm định kệ để hàng?

Kiểm định kệ chứa hàng được thực hiện theo quy trình kiểm định chất lượng dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn hiện hành. Đây là hoạt động bắt buộc đã được đề ra trong các Bộ luật Lao động nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc. 

Kiểm định kệ hàng cũng là nhu cầu thực tế của doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc cũng như hàng hóa. Kiểm định định kỳ giúp phát hiện và khắc phục kịp thời các hư hỏng, kéo dài tuổi thọ của kệ, giảm thiểu chi phí sửa chữa và thay thế.

kiểm định kệ chứa hàng

Các quy chuẩn về kiểm định

Để kệ chứa được kiểm định một cách chính xác thì quy trình kiểm định kệ chứa hàng sẽ có những tiêu chuẩn nhất định. Các tiêu chuẩn hiện nay đang được áp dụng bao gồm:

  • + TCVN 4244:2005: Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết bị nâng – thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật. 

  • + TCXDVN 338-05: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép.

  • + FEM 10.3.01 Adjustable Beam Pallet Racking: Tolerances, Deformation, and Clearances. (Quy chuẩn châu Âu về dung sai, biến dạng và khoảng cách của giá đỡ pallet có thể điều chỉnh.)

  • + A European Design Code for Pallet Racking - M.H.R Godley, J. Michael Davies.
     

>>> Xem thêm: Các mẫu kệ chứa hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Thời gian và chi phí kiểm định kệ hàng

Trong quá trình sử dụng, hệ thống kệ hàng có thể bị va đập với xe nâng, hàng hóa được chất lên sau một thời gian sẽ khiến kết cấu kệ bị biến dạng. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Hệ thống kệ thường được kiểm định một năm một lần.

Về chi phí sẽ được tính dựa trên số lượng kệ và tải trọng. Do đó, số lượng kệ càng nhiều và trọng tải càng lớn thì chi phí cho kiểm định giá kệ càng cao.

kiểm định kệ chứa hàng

Quy trình kiểm định kệ chứa hàng

Công việc kiểm định sẽ được hiện ngay sau khi kệ được lắp đặt xong. Bởi đây là một công tác đòi hỏi sự chính xác và tính chuyên môn cao, do đó kiểm định kệ thường được các công ty thuê một đơn vị thứ ba có chuyên môn đảm nhận. 

Về quy trình thực hiện quy định thường có 4 bước. cụ thể như sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật kệ hàng

Đây là bước đầu để có cái nhìn tổng quan về thiết kế kệ chứa hàng trước khi đi vào thực tế. Các công việc cần tiến hành ở bước này bao gồm:

  • + Kiểm tra bản vẽ thiết kế, tài liệu kỹ thuật, thuyết minh tính toán, hồ sơ lắp đặt.

  • + Rà soát lại các báo cáo thực nghiệm đã thực hiện trong quá trình chế tạo và sử dụng.

Kiểm định kệ chứa hàng

Bước 2:  Kiểm tra thực tế kỹ thuật

Đây là quá trình kiểm tra và đối chiếu giữa thực tế và bản thiết kế liệu có đồng nhất hay không? Các vấn đề được ghi nhận và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến khả năng chịu tải và an toàn của kệ.

Kiểm tra tình trạng của các chi tiết tạo nên hệ thống kệ như:

- Khung chân kệ

- Thanh beam

- Thanh giằng

- Đế chân 

- Trụ bảo vệ chân kệ

- Rào bảo vệ

- Các bulong

Thực hiện kiểm định giá kệ hàng

Bước 3: Kiểm thử tải trọng

Sau khi có đánh giá kỹ thuật của kệ chứa hàng đạt tiêu chuẩn sẽ bắt đầu tiến hành kiểm tra tải trọng của kệ. Mục đích là đánh giá khả năng chịu lực thực tế của kệ trong các điều kiện tải trọng khác nhau.

Quá trình kiểm thử trọng tải sẽ thực hiện như sau:

  • + Chất hàng hóa lên pallet, sau đó sử dụng xe nâng để di chuyển đến các hàng kệ và chất đầy với 100% công năng của kệ. Lưu ý bắt đầu với tải trọng nhỏ và tăng dần đến mức tối đa được công bố.

  • + Tiến hành đo đạc độ võng, độ nghiêng của kệ từ đó đưa ra kết luận về độ biến dạng của kệ.

  • + Đưa ra kết luận về độ an toàn của kệ chứa.

Một điểm lưu ý trong bước này là xe nâng phải có kiểm định và pallet phải phù hợp với trọng tải để quá trình thử tải không bị tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng, làm giảm độ chính xác.

kiểm định kệ chứa hàng

Bước 4: Đưa ra kết quả đánh giá và kết luận

Tất cả các kết quả của quá trình kiểm định sẽ được ghi chép lại gồm những thông tin như thông số kỹ thuật, tình trạng kệ và mức độ tuân thủ tiêu chuẩn. Sau 5-7 ngày làm việc, đơn vị có hệ thống kệ an toàn sẽ được ban hành chứng thư kỹ thuật để đưa vào hoạt động chính thức.

Lưu ý khi thực hiện kiểm định kệ để hàng

Để đảm bảo quá trình kiểm định diễn ra hiệu quả, an toàn và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau đây:

  • + Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và tài liệu liên quan để đội ngũ kiểm định đối chiếu thông tin thực tế với tiêu chuẩn ban đầu, tránh thiếu sót trong đánh giá.

  • + Đảm bảo khu vực kiểm định thông thoáng, không có vật cản gây nguy hiểm cho nhân viên hoặc thiết bị kiểm tra.

  • + Các thiết bị như thước đo, máy đo lực hoặc cảm biến trọng tải phải được hiệu chuẩn đúng cách trước khi sử dụng.

  • + Nên tiến hành kiểm định mỗi 6 -12 tháng một lần, tùy thuộc vào tần suất sử dụng và tải trọng hàng hóa. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường như kệ bị cong, lệch, hoặc xuất hiện các vết nứt, ăn mòn thì cần kiểm định lại ngay để phòng tránh nguy cơ sự cố.

  • + Chọn đơn vị kiểm định uy tín với đầy đủ chứng nhận, có kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn kho bãi.

Trên đây là những thông tin cần biết về quy trình kiểm định kệ chứa hàng tiêu chuẩn. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn và chuẩn bị phương án tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình.

>>> Xem thêm: 7 nguyên tắc giữ an toàn kho chứa hàng hóa

 

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ ÂU VIỆT

Địa chỉ: 2024-2026-2028 Quốc Lộ 1A, Thị Trấn Tân Túc, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0933 733 011 - 0939 232 988

Website: auvietrack.com - auvietrack.net

Au Viet Rack xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

Tin liên quan

Các bước quy trình lưu trữ hồ sơ theo ISO CHUẨN mới nhất Các bước quy trình lưu trữ hồ sơ theo ISO CHUẨN mới nhất
Quy trình lưu trữ hồ sơ theo ISO​ là một phần quan trọng trong việc quản lý chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ...

Vật tư là gì? Phân loại và cách quản lý vật tư hiệu quả Vật tư là gì? Phân loại và cách quản lý vật tư hiệu quả
Trong bất kỳ ngành công nghiệp nào, vật tư đóng vai trò quan trọng Việc hiểu rõ khái niệm, phân loại và cách quản lý vật tư giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy...

Kho tự động là gì? Cách thức hoạt động và ưu nhược điểm Kho tự động là gì? Cách thức hoạt động và ưu nhược điểm
Trong thời đại 4.0 hiện nay, tự động hóa đang trở thành xu hướng không thể thiếu nhằm nâng cao năng suất và sự cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.Trong bài viết...

Layout kho hàng là gì? Cách vẽ layout kho hàng phổ biến Layout kho hàng là gì? Cách vẽ layout kho hàng phổ biến
Thiết kế layout kho hàng hợp lý giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa diện tích kho, giảm thiểu thời gian tìm kiếm hàng hóa, tối ưu hóa luồng di chuyển của nhân viên...

Hàng tồn kho là gì? Phân loại và cách tính giá chính xác nhất Hàng tồn kho là gì? Phân loại và cách tính giá chính xác nhất
Hàng tồn kho không đơn thuần là những sản phẩm được lưu giữ trong kho mà còn là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng và chiến lược kinh doanh tổng...

Kệ kho hàng Đà Nẵng chất lượng, 3 mẫu kệ thịnh hành, giá tốt 2025 Kệ kho hàng Đà Nẵng chất lượng, 3 mẫu kệ thịnh hành, giá tốt 2025
Khi nền kinh tế Đà Nẵng đang ngày càng phát triển và các ngành công nghiệp, logistics bùng nổ, thì kệ kho hàng được xem như là nơi lưu trữ hàng hóa mà còn là giải...

Kho lạnh bảo quản nông sản Kho lạnh bảo quản nông sản
Hiện nay, ngành nông nghiệp hiện đại không chỉ tập trung vào sản xuất mà còn chú trọng vào việc bảo quản nông sản sau thu hoạch. Vậy kho lạnh là gì và vì sao...

Pallet để vải, giải pháp lưu trữ vải hiệu quả  Pallet để vải, giải pháp lưu trữ vải hiệu quả
Pallet để vải là công cụ không thể thiếu trong ngành dệt may, giúp tối ưu hóa không gian kho bãi và bảo vệ vải khỏi hư hỏng. Hãy cùng khám phá các loại pallet...

Nhà kho thông minh: Xu hướng mới trong ngành công nghiệp 4.0 Nhà kho thông minh: Xu hướng mới trong ngành công nghiệp 4.0
Trong thời đại số hóa và tự động hóa, việc quản lý kho bãi truyền thống đã không còn đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp. Hãy cùng...

Voice Picking là gì? Tìm hiểu chi tiết công nghệ nhận lệnh bằng giọng nói Voice Picking là gì? Tìm hiểu chi tiết công nghệ nhận lệnh bằng giọng nói
Voice Picking, hệ thống này sử dụng trí tuệ nhân tạo và nhận dạng giọng nói để hướng dẫn nhân viên thực hiện công việc một cách nhanh chóng, chính xác và...


Liên hệ
Về đầu trang