Tiêu chuẩn 5S từ lâu đã được ứng dụng trong nhiều môi trường làm việc từ văn phòng, công ty, công trường cho đến nhà kho. Việc tuân thủ quy tắc 5S giúp cho công việc trở nên hiệu quả và tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa rủi ro cho mình cũng như người lao động. Vậy tiêu chuẩn 5S là gì? Vì sao nó đem lại nhiều lợi ích đến như vậy?
Nguồn gốc của tiêu chuẩn 5S? Tiêu chuẩn 5S là gì?
Từ lâu Nhật Bản đã nổi tiếng là nơi làm việc kỷ luật, đề cao tính tự giác. Không những vậy đây cũng chính là nơi tạo ra tiêu chuẩn 5S. Được đặt ra lần đầu tiên ở tổng công ty Toyota tại Nhật Bản sau đó dần lan rộng ra khắp Nhật Bản và toàn thế giới.
Quy tắc 5S bao gồm
+ Seiri (Sàng lọc)
+ Seiton (Sắp xếp)
+ Seiso (Sạch sẽ)
+ Seiketsu (Săn sóc)
+ Shitsuke (Sẵn sàng)
Ban đầu quy tắc này đưa ra nhằm áp dụng cho những nhà máy về kỹ thuật máy móc nhằm đảm bảo tính chính xác, hiệu quả và an toàn cho công nhân cũng như sản phẩm. Tuy nhiên do mô hình đem lại hiệu quả cao, nên đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, dần trở thành tiêu chuẩn làm việc trên thế giới. Hiện nay một số nước đã nâng cấp tiêu chuẩn 5S thành 6S. Tại Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn 5S từ rất sớm nhanh chóng lan tỏa trên nhiều mô hình nhà máy, văn phòng,...
Chi tiết các bước trong tiêu chuẩn 5S
Dưới đây là chi tiết từng bước trong tiêu chuẩn 5S nhằm giúp bạn hiểu rõ tác dụng từng bước:
Sàng lọc hay còn gọi là S1
Là bước đầu trong quá trình 5S, sàng lọc chính là phân loại, tổ chức và loại bỏ các thiết bị, máy móc hàng hóa và tư liệu không cần thiết ra khỏi kho hàng. Vật dụng được loại bỏ có thể đem thanh lý, di dời sang các bộ phận khác hoặc bỏ đi,..
Đây chính là nguyên tắc khi có loại hàng hóa nào được đưa vào kho đều phải trải qua quy trình đánh giá kỹ lưỡng, để phân loại chính xác, rõ ràng để sắp xếp vào khu vực phù hợp.
Sắp xếp gọi tắt là S2
Khi đã loại bỏ được những vật dụng không cần thiết thì tiến hành sắp xếp lại kho theo tiêu chuẩn:
- Dễ tìm
- Dễ thấy
- Dễ lấy
- Dễ để lại chỗ cũ
Khi hàng hóa được sắp xếp trên các hệ thống kệ chứa hàng một cách thống nhất, khoa học và ngăn nắp sẽ giúp cho mọi hoạt động xuất hàng, nhập hàng được diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng và tận dụng tối đa không gian nhà kho.
Sạch sẽ còn gọi là S3
Bước này hướng người làm đến một môi trường làm việc văn minh, sạch sẽ và an toàn, không có rủi ro. Đây cũng là hệ thống mà doanh nghiệp muốn hướng đến để mang lại một hệ thống nhà kho chuyên nghiệp và an toàn cho nhân viên.
Săn sóc gọi tắt là S4
Đây là bước kiểm tra và đánh giá độ hoàn thành của 3S trước đó. Bước này chính là bước mà vai trò quản lý rất quan trọng vì đây là người sẽ trực tiếp kiểm tra 3S trên đã đúng và có kết quả hay không.
Việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá giúp cải thiện quy trình, tuân thủ theo phương pháp sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ,.. Không chỉ nhân viên, bước này đòi hỏi cả những người quản lý cũng phải tuân thủ nguyên tắc để quy trình diễn ra một cách đồng bộ, nghiêm ngặt và hiệu quả nhất.
Sẵn sàng gọi là S5 bước cuối trong tiêu chuẩn 5S
Một quy trình, tiêu chuẩn sẽ không thực sự hoàn thiện nếu bản thân người thực hiện không sẵn sàng. Nếu phải thực hiện theo tinh thần bắt buộc, đối phó thì kết quả mang lại không đạt hiệu quả cao, không mang tính sáng tạo và không có tính bền vững và ổn định.
Dù là nhân viên hay quản lý, cần nhất là một tinh thần kỷ luật, tự giác cao và ý thức cá nhân. Mỗi người tự giác luyện tập tạo nên thói quen, tác phong sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả cao nhất.
Những thông tin mà AU VIET RACK cung cấp hy vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin cho bạn. Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0933 733 011 để được đội ngũ nhân viên giải đáp một cách nhanh nhất và chính xác nhất.