Kệ Con Lăn (Flow Rack): Cấu tạo, ưu nhược điểm và ứng dụng

KỆ CON LĂN

 

Mô tả ngắn: Hệ thống kệ con lăn là sự kết hợp giữa khung kệ sắt và các bộ phận gồm con lăn, bánh xe và băng tải, hoạt động theo cơ chế trượt tự động từ cao xuống thấp mà không tốn nhiều công sức di chuyển, xuất hàng ra khỏi kệ.

Thông số:

  • Chiều cao: tối đa 16m
  • Chiều sâu: có thể lưu trữ đến 18 pallet tùy theo tiêu chuẩn của hệ thống kệ
  • Số tầng: 2 - 7 tầng
  • Tải trọng: 500 - 2000kg/pallet
  • Màu sơn: Cam, xanh dương, trắng hoặc tùy theo yêu cầu của khách hàng
  • Chất liệu: Thép SS400 kết hợp sơn tĩnh điện
  • Thương hiệu: Au Viet Rack

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐẶT HÀNG

Trong quá trình tối ưu vận hành kho hàng, doanh nghiệp không chỉ cần những giải pháp lưu trữ hiệu quả mà còn cần một hệ thống phù hợp với đặc thù luân chuyển hàng hóa liên tục. Kệ con lăn chính là lựa chọn được nhiều doanh nghiệp ưu tiên nhờ khả năng tận dụng trọng lực để đẩy nhanh tốc độ xuất, nhập hàng.

Bài viết dưới đây từ Au Viet Rack sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về loại kệ này: từ thiết kế, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm, ứng dụng thực tế cho đến bảng giá mới nhất năm 2025.

Kệ con lăn (Flow rack) là gì?

Kệ con lăn (còn được gọi là Flow rack) là hệ thống kệ tải trọng nặng lưu trữ động lực học, được thiết kế theo phương nghiêng để tận dụng lực trọng lực, giúp hàng hóa từ phía sau trượt tự động về phía trước, phục vụ cho quá trình xuất kho,...

Kệ con lăn

Kệ con lăn lý tưởng cho các kho hàng cần luân chuyển nhanh

Hệ thống này đặc biệt phù hợp với kho chứa hàng carton, khay nhựa hoặc pallet đồng đều, giúp giảm diện tích lối đi, tối ưu mật độ lưu trữ, rút ngắn thời gian chọn hàng và nâng cao hiệu suất quản lý đơn hàng.

Cấu tạo và vật liệu của kệ con lăn

Kệ con lăn có thiết kế đặc biệt giúp hàng hóa di chuyển tự động. Cấu tạo và vật liệu là hai yếu tố then chốt quyết định độ bền và hiệu quả vận hành.

Cấu tạo chính

Hệ thống kệ con lăn bao gồm hai phần chính là bộ kệ tĩnh và con lăn động, với các thành phần chi tiết như sau:

  • Chân trụ: Chịu lực cho toàn bộ hệ thống kệ, giúp tăng tính ổn định.
  • Thanh giằng: Tăng cường độ vững cho khung, giúp phân tán lực đồng đều.

  • Con lăn: Chịu tải và vận chuyển pallet trong lòng kệ.
  • Thanh đỡ con lăn: Liên kết các con lăn thành một hệ thống liền mạch.

  • Thanh beam: Liên kết với khung trụ, tạo thành tầng kệ chứa hàng hóa.

  • Thanh dẫn hướng pallet: Giúp xe nâng hoạt động dễ dàng và định vị pallet tại đầu kệ.

  • Tấm chặn pallet: Giữ pallet tại vị trí đầu kệ khi không sử dụng.

 Cấu tạo của kệ con lăn  

Cấu tạo của kệ con lăn 

Vật liệu & đặc điểm kỹ thuật

Hệ thống con lăn thường được sử dụng bằng vật liệu nhựa kỹ thuật, thép mạ kẽm hoặc inox tùy theo tải trọng và điều kiện lưu trữ.

Kệ con lăn của Au Viet Rack được sản xuất từ thép SS400, loại thép kết cấu chất lượng cao, có khả năng chịu lực và độ bền vượt trội. Toàn bộ bề mặt kệ được phủ sơn tĩnh điện giúp chống gỉ sét, chống ăn mòn và duy trì độ bền màu trong môi trường kho hàng khắc nghiệt.

 Vật liệu và đặc điểm kĩ thuật của kệ con lăn  

Kệ con lăn kết cấu vững chắc, chịu tải lớn

Góc nghiêng tiêu chuẩn từ 3 đến 5°, cho phép hàng hóa trượt tự động về phía trước theo nguyên lý FIFO (First In – First Out). Tải trọng mỗi tầng có thể tùy biến từ 300kg đến 1.500kg, linh hoạt với từng loại hàng hóa và quy mô kho.

Kệ con lăn hoạt động như thế nào? 

Hàng hóa được đưa vào phía sau kệ, sau đó tự động trượt về phía trước nhờ độ nghiêng và hệ thống con lăn. Khi một kiện hàng ở đầu được lấy đi, kiện hàng tiếp theo sẽ tiếp tục trượt xuống vị trí đó, đảm bảo luân chuyển liên tục, không cần dùng đến thiết bị trung gian.

 Cơ chế hoạt động  

Mô hình kệ con lăn giúp hàng hóa tự trượt theo độ dốc

Cơ chế này đặc biệt hiệu quả với các sản phẩm có thời hạn sử dụng, giúp quản lý hàng tồn dễ dàng, tiết kiệm diện tích và tối ưu hiệu suất vận hành kho.

Ưu điểm và nhược điểm kệ con lăn

Kệ con lăn mang lại nhiều lợi ích trong vận hành kho nhờ thiết kế thông minh và nguyên lý hoạt động tối ưu. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật, dòng kệ này cũng tồn tại một số hạn chế cần cân nhắc trước khi lựa chọn.

Ưu điểm nổi bật

 Ưu điểm của kệ con lăn  

Ưu điểm của kệ con lăn

  • Hệ thống kệ con lăn giúp tận dụng 70-80% diện tích kho, giảm thiểu diện tích lối đi xe nâng và tăng khả năng lưu trữ lên đến 50%.

  • Hàng hóa tự động di chuyển từ vị trí cao xuống thấp, tiết kiệm thời gian và công sức của nhân viên.

  • Xe nâng không cần phải đi vào trong các làn kệ, giúp giảm thiểu chi phí vận hành và tránh các va chạm, tai nạn trong quá trình làm việc.

  • Giảm thiểu rủi ro cho người vận hành nhờ thiết kế tối ưu và không cần xe nâng di chuyển vào sâu trong kệ.

  • Hệ thống kệ con lăn có thể sử dụng với tất cả các loại xe nâng trên thị trường, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư.

Nhược điểm

 Nhược điểm kệ con lăn  

Nhược điểm của kệ con lăn

  • Kệ trượt con lăn có chi phí đầu tư ban đầu cao và so với các loại kệ kho có cùng trọng tải khác

  • Các con lăn cần được bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của kệ con lăn.

  • Cấu tạo phức tạp yêu cầu công tác bảo dưỡng và vệ sinh phải được thực hiện chuyên nghiệp và tỉ mỉ.

Phân loại các loại kệ con lăn phổ biến

Kệ con lăn được thiết kế đa dạng để phù hợp với nhiều nhu cầu lưu trữ khác nhau. Việc phân loại theo vật liệu, cấu trúc thiết kế và chức năng vận hành giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn giải pháp phù hợp. Dưới đây là các nhóm phân loại phổ biến:

Theo vật liệu con lăn

Con lăn trong hệ thống kệ có thể được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau, tùy vào môi trường sử dụng và tính chất hàng hóa:

  • Inox (thép không gỉ): Thường dùng inox 304 hoặc 316, có khả năng chống ăn mòn cao, chịu được hóa chất và độ ẩm. Phù hợp cho ngành thực phẩm, dược phẩm hoặc kho lạnh.
  • Thép mạ kẽm: Là lựa chọn phổ biến nhờ khả năng chịu tải lớn, độ bền cao và chi phí hợp lý. Lớp mạ kẽm giúp hạn chế gỉ sét, phù hợp cho kho hàng tiêu chuẩn hoặc môi trường bán ẩm.

  • Nhựa kỹ thuật (PVC, POM, PTFE...): Có trọng lượng nhẹ, vận hành êm, chống ồn và chống ăn mòn tốt. Thích hợp với hàng hóa nhẹ, môi trường khô ráo hoặc yêu cầu giảm tiếng ồn.

 

Vật liệu kệ con lăn

Phân loại theo vật liệu của kệ con lăn

Theo cấu trúc thiết kế

Kệ con lăn được phân loại theo cấu trúc thiết kế nhằm đáp ứng các nhu cầu lưu trữ và vận hành khác nhau trong kho hàng:

  • Kệ con lăn lắp ghép độc lập: Thiết kế dạng mô-đun, có thể lắp đặt rời, dễ di dời và điều chỉnh khi cần. Thích hợp cho các kho có không gian linh hoạt hoặc yêu cầu thường xuyên thay đổi layout.

 Kệ con lăn độc lập 

Kệ con lăn lắp ghép độc lập dễ di chuyển 

  • Kệ con lăn tích hợp trong kệ Pallet: Con lăn được lắp vào khung kệ pallet có sẵn, tận dụng kết cấu chịu lực chắc chắn. Giải pháp tối ưu cho các kho cần tải trọng lớn và tiết kiệm không gian.

 Kệ con lăn tích hợp trong kệ Pallet  

Kệ con lăn tích hợp Pallet có sức chịu tải cao

  • Kệ con lăn tầng thấp (Carton Flow Rack): Thiết kế thấp, phù hợp cho việc lưu trữ hàng nhẹ, nhỏ như thùng carton. Được dùng phổ biến trong khu vực đóng gói, line sản xuất, kho thương mại điện tử.

Theo chức năng vận hành

Kệ con lăn được phân loại theo chức năng vận hành nhằm tối ưu luồng di chuyển hàng hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng kho. Một số loại phổ biến gồm:

  Theo chức năng vận hành   

Chức năng lấy hàng FIFO và LIFO

  • Kệ con lăn nhập trước - xuất trước (FIFO): Hàng hóa được nhập từ đầu này và lấy ra ở đầu kia. Hệ thống này đảm bảo luân chuyển hàng hóa theo thứ tự thời gian, rất phù hợp cho các sản phẩm có hạn sử dụng hoặc yêu cầu quản lý tồn kho chặt chẽ.

  • Kệ con lăn nhập sau - xuất trước (LIFO): Hàng được nhập và xuất cùng một đầu. Loại kệ này phù hợp với sản phẩm có vòng đời ngắn hoặc không cần theo dõi hạn dùng, thường thấy ở kho hàng ngắn hạn.

  • Kệ con lăn tích hợp line sản xuất (Carton Flow hoặc Pick-to-Light): Dùng để cấp phát linh kiện, phụ tùng hoặc hàng bán lẻ theo đơn. Hệ thống cho phép chọn hàng nhanh, chính xác và rút ngắn thời gian thao tác.

Kệ con lăn được ứng dụng như thế nào trong thực tế?

Kệ con lăn (flow rack) là giải pháp lưu trữ thông minh được áp dụng rộng rãi trong các ngành yêu cầu tốc độ xuất, nhập hàng liên tục và quản lý FIFO nghiêm ngặt. Những ứng dụng tiêu biểu bao gồm:

  • Kho lưu trữ thực phẩm & dược phẩm: Kệ giúp kiểm soát tồn kho theo hạn dùng, tránh gặp phải tình trạng tồn đọng hàng nhờ nguyên lý xuất trước - nhập trước (FIFO)
  • Trung tâm phân phối & kho thương mại điện tử: Hệ thống luân chuyển hàng tự động, hỗ trợ nhân viên vận hành nhanh hơn và giảm sai sót khi xử lý đơn hàng .

  • Kho lạnh/kho đông: Thiết kế không dùng điện, giảm hao tổn năng lượng và vẫn đảm bảo hiệu suất trong môi trường nhiệt độ thấp .

  • Dây chuyền sản xuất & line lắp ráp: Sử dụng làm quầy cấp phụ tùng, công cụ theo từng bước sản xuất, hỗ trợ luồng công việc liên tục và chính xác .

  • Ngành công nghiệp nặng, linh kiện ô tô, điện tử: Giúp lưu trữ pallet, hộp hàng theo SKU sâu, tăng mật độ lưu trữ và hiệu năng vận hành cho kho công nghiệp

 Ứng dụng kệ con lăn  

Ứng dụng cụ thể của kệ con lăn

So sánh kệ con lăn với các hệ kệ kho khác

  So sánh kệ con lăn với các kệ kho khác   

So sánh kệ con lăn với các kệ khác

Dưới đây là bảng so sánh các ưu, nhược điểm và ứng dụng của kệ con lăn với các loại kệ kho khác:

Loại kệ  Ưu điểm  Nhược điểm  Ứng dụng 

Kệ con lăn 

(Flow Rack)

 
  • Vận hành theo FIFO, tự động luân chuyển hàng nhờ trọng lực
  • Tiết kiệm diện tích lối đi
  • Tăng hiệu suất nhập xuất và kiểm soát tồn kho dễ dàng
  • Chi phí đầu tư cao hơn
  • Không phù hợp với hàng siêu nặng hoặc pallet không đồng đều
Kho thực phẩm, dược phẩm, E-commerce, dây chuyền sản xuất
Kệ Selective
  • Linh hoạt, dễ điều chỉnh theo nhu cầu
  • Tiếp cận 100% pallet
  • Chi phí đầu tư thấp
  • Tốn diện tích lối đi
  • Mật độ lưu trữ thấp (~40-50%)
Hầu hết các loại kho hàng cần luân chuyển nhanh
Kệ Drive-In / Drive-Through
  • Tận dụng tối đa không gian (70–80%)
  • Phù hợp với hàng đồng nhấ
  • Chỉ phù hợp với LIFO
  • Khó kiểm soát hạn sử dụng
  • Yêu cầu xe nâng chuyên dụng
Kho lạnh, kho nguyên liệu sản xuất, hàng lưu trữ dài hạn
Kệ Drive-In / Drive-Through
  • Mật độ lưu trữ tăng ~50% so với Selective
  • Tối ưu diện tích sử dụng
  • Khó tiếp cận pallet phía trong
  • Cần xe nâng đặc biệt
  • Xuất hàng theo LIFO
Kho công nghiệp, kho hàng đông lạnh, kho chứa hàng đồng nhất

Bảng giá kệ con lăn mới nhất 2025 

Việc lựa chọn hệ thống kệ lưu trữ phù hợp không chỉ phụ thuộc vào thiết kế hay công năng, mà còn nằm ở yếu tố chi phí đầu tư. Dưới đây là bảng giá kệ con lăn tham khảo mới nhất năm 2025:

Loại kệ  Báo giá 
Kệ con lăn 2 tầng  Liên hệ 
Kệ con lăn 3 tầng  Liên hệ 
Kệ con lăn 4 tầng  Liên hệ 

Tại sao nên chọn Au Viet Rack cho hệ thống kệ con lăn?

Khi triển khai hệ thống kệ con lăn cho kho hàng, doanh nghiệp không chỉ tìm kiếm một sản phẩm bền bỉ mà còn cần một giải pháp vận hành thông minh, tiết kiệm và linh hoạt theo thời gian. Au Viet Rack tự tin là đơn vị đồng hành đáng tin cậy, chuyên cung cấp các dòng kệ con lăn, kệ trung tải, kệ pallet, pallet sắt, cùng nhiều giải pháp lưu trữ chuyên biệt khác.

  Au Rack Viet   

Au Viet Rack đơn vị lắp đặt kệ chứa hàng uy tín và chất lượng tại TP HCM 

Toàn bộ sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9001:2015, với quy trình kiểm định nghiêm ngặt về tải trọng, độ bền và độ an toàn. Các loại kệ con lăn của chúng tôi ứng dụng cơ chế chuyển động theo trọng lực (gravity flow) tối ưu, giúp tăng hiệu suất nhập, xuất hàng, giảm chi phí vận hành, đặc biệt phù hợp với mô hình FIFO trong kho thực phẩm, kho lạnh, logistics, siêu thị và nhà máy.

Thiết kế hệ thống kệ có thể tùy chỉnh theo mặt bằng thực tế, từ chất liệu con lăn đến cấu trúc khung đỡ, đảm bảo tối ưu từng mét vuông diện tích và tăng sức chứa đến 50%. Bên cạnh đó, chính sách bảo hành minh bạch, hỗ trợ kỹ thuật tận nơi, cùng đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm là cam kết của chúng tôi trong việc đồng hành lâu dài và hiệu quả cùng khách hàng.

Câu hỏi thường gặp của kệ con lăn 

Kệ con lăn có thể kết hợp với xe nâng hay thiết bị tự động không?

Trả lời: Hoàn toàn có thể. Kệ con lăn của Au Viet Rack tương thích với các loại xe nâng phổ biến và có thể tùy chỉnh để tích hợp với băng chuyền, robot AGV hoặc hệ thống AS/RS.

Tải trọng mỗi tầng kệ con lăn tối đa là bao nhiêu?

Trả lời: Tải trọng phụ thuộc vào thiết kế và con lăn sử dụng. Thông thường, mỗi tầng có thể chịu từ 200 - 1000kg, tuỳ theo cấu trúc kỹ thuật và yêu cầu vận hành cụ thể.

Kệ con lăn có phù hợp với kho lạnh hoặc kho thực phẩm không?

Trả lời: Có. Kệ con lăn được làm từ vật liệu chống rỉ sét, như thép SS400 sơn tĩnh điện hoặc inox, phù hợp với môi trường kho lạnh và các ngành yêu cầu tiêu chuẩn vệ sinh cao như thực phẩm, dược phẩm.

Kệ con lăn có thể điều chỉnh độ nghiêng hay không?

Trả lời: Có. Độ nghiêng của mặt kệ có thể tùy chỉnh để phù hợp với trọng lượng và kích thước hàng hóa, đảm bảo hàng trượt ổn định và an toàn.

Kệ con lăn có phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Trả lời: Có. Kệ con lăn linh hoạt trong thiết kế, có thể tùy biến theo quy mô kho từ nhỏ đến lớn. Bạn chỉ cần đầu tư theo từng giai đoạn.

 

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ ÂU VIỆT

Địa chỉ: 2024-2026-2028 Quốc Lộ 1A, Thị Trấn Tân Túc, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0933 733 011

Website: auvietrack.net 

Au Viet Rack xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

Liên hệ
Về đầu trang